Theểnkhaiquyđịnhmớivềlaođộngngườinướcngoàrạp quốc giao kế hoạch, hội nghị triển khai Nghị định 70 được tổ chức từ ngày 4 - 5.10 với sự tham dự của hơn 800 doanh nghiệp có sử dụng lao động người nước ngoài ở TP.HCM.
Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Huỳnh Lê Như Trang cho biết Nghị định 70/2023 của Chính phủ có một số điểm nổi bật như rút ngắn thời gian báo cáo về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài; nới yêu cầu đối với chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật nước ngoài; thay đổi thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài...
Nới yêu cầu đối với chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài
Tại hội nghị, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã giải đáp một số thắc mắc của các doanh nghiệp, đơn cử như câu hỏi đối với vị trí công việc là chuyên gia, lao động kỹ thuật, có quy định người lao động nước ngoài phải có chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc sẽ thực hiện tại Việt Nam khi được doanh nghiệp tuyển dụng không?
Về nội dung này, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cho biết theo quy định tại điều 1, Nghị định 70/2023 đã nới lỏng một số yêu cầu so với Nghị định 152/2020. Cụ thể, đối với vị trí công việc chuyên gia, yêu cầu tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam. Còn với vị trí công việc lao động kỹ thuật, yêu cầu là được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với công việc sắp làm ở Việt Nam.
Như vậy, không quy định chuyên ngành đào tạo phù hợp với công việc sẽ thực hiện. Tuy nhiên khuyến nghị các doanh nghiệp khi tuyển dụng phải xem xét đến trình độ chuyên môn để đảm bảo các nội dung theo mô tả công việc khi báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Đồng thời, tại hội nghị, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng sẽ ghi nhận một số ý kiến để báo cáo về Bộ LĐ-TB-XH có hướng dẫn thống nhất. Đơn cử như về quy định mới phải đăng tuyển dụng trên Cổng thông tin điện tử chính thức của Bộ LĐ-TB-XH (Cục Việc làm) hoặc Cổng thông tin điện tử của Trung tâm dịch vụ việc làm.
Theo doanh nghiệp, người lao động nước ngoài vừa tham gia quản lý điều hành, vừa là thành viên góp vốn của công ty thì việc đăng tuyển dụng đối với vị trí công việc này là không hợp lý.
Hay các ý kiến về xoay quanh việc báo cáo tại Bộ LĐ-TB-XH về lao động người nước ngoài làm việc cho một người sử dụng lao động tại nhiều tỉnh, thành phố. Chẳng hạn như doanh nghiệp thắc mắc đối với người nước ngoài làm việc ngắn hạn dưới 30 ngày tại các tỉnh, thời gian còn lại làm việc tại trụ sở chính thì có bắt buộc làm hồ sơ tại Bộ LĐ-TB-XH hay không; có bắt buộc phải ghi tất cả các địa điểm làm việc không...
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM cũng lưu ý doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ báo cáo tình hình sử dụng lao động người nước ngoài; gửi hợp đồng lao động đã ký kết sau khi được cấp, gia hạn giấy phép lao động; thu hồi giấy phép nộp lại Sở LĐ-TB-XH khi người lao động nước ngoài nghỉ việc...